5 giai đoạn phát triển ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí

Công nghệ kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị, vật dụng hữu ích phục vụ cho đời sống và sản xuất như: ô tô, máy bay, robot, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, thiết bị – dây chuyền sản xuất, đồ dùng gia đình, vũ khí,… Với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, khi yêu cầu tăng năng suất lao động ngày càng nâng cao, đòi hỏi máy móc, thiết bị phải gọn nhẹ, linh hoạt, thông minh và tính tự động hóa cao thì vai trò của nhóm ngành cơ khí ngày càng trở nên quan trọng.

Gia công cơ khí là quá trình sử dụng các loại máy móc, công nghệ áp dụng các nguyên lý để tạo ra các sản phẩm có độ chính xác cao và có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống.

gia_cong top-dich-vu-gia-cong-co-khi-tai-tphcm

Hình 1: Hình ảnh minh họa sản phẩm

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành gia công cơ khí

1. Thời Hy Lạp cổ đại

Vào thời Hy Lạp cổ đại, các công trình của Archimedes (là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh và nhà thiên văn học người Hy Lạp) có ảnh hưởng rất lớn đối với cơ học truyền thống ở phương Tây và Heron ở Alexandria đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Ở Trung Quốc, Trương Hành (là nhà thiên văn, toán học, nhà sáng chế, nhà địa lý, người vẽ bản đồ, học sĩ, nhà thơ, chính khách và nhà nghiên cứu văn chương nổi tiếng) đã phát minh ra đồng hồ nvàước  địa chấn kế. MaJun cũng đã phát minh ra xe  ngựa với bộ truyền bánh răng vi sai. Nhà xác định thời khắc và kĩ sư Trung Quốc thời trung đại Tô Tụng đã kết hợp cơ cấu con ngựa và tháp đồng hồ thiên văn của ông 2 thế kỉ trước khi các thiết bị dùng cơ cấu con ngựa được sử dụng trong các đồng hồ của Châu Âu thời Trung Cổ. Ông cũng được biết đến là người sử dụng bộ truyền xích đầu tiên thế giới.

2. Thế kỉ VII – thế kỉ XV

Vào thời đại hoàng kim của Hồi giáo, các nhà phát minh Hồi giáo đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận và Ai-Jazari là một trong số họ. Ông là tác giả của quyển sách cổ nổi tiếng “Kiến thức về các thiết bị cơ khí tinh xảo” vào năm 1206, trong đó trình bày rất nhiều thiết kế cơ khí. Ông cũng được coi là nhà phát minh của nhiều loại thiết bị cơ khí như trục khuỷu và trục cam.

3. Thế kỉ 17

Trong thế kỉ 17, những đột phá quan trọng trong nền tảng cơ khí đã xảy ra ở Anh. Sir Issac Newton đã xây dựng định luật Newton về chuyển động và phát triển Calculus, cơ sở toán học của vật lý học

4. Đầu thế kỉ XIX trở đi

Trong cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỉ XIX, máy công cụ được phát triển ở Anh, Đức và Scotlend đã được đưa kỹ thuật cơ khí tách ra thành một lĩnh vực riêng biệt trong kĩ thuật. Các máy công cụ được dùng để chế tạo máy và các động cơ để cung cấp năng lượng. Công đồng nghề nghiệp đầu tiên của Kỹ sư cơ khí là Hiệu hội kỹ sư cơ khí thành lập vào năm 1847. 30 năm sau, các kĩ sư xây dựng cũng sáng lập nên Hiệp hội kỹ sư xây dựng nhà máy đầu tiên về máy mài ở Chemnitz, Đức vào năm 1948.

Vai trò ngành cơ khí thời kì cách mạng công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 còn được gọi là cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đang thay đổi căn bản cách thức các ngành công nghiệp hoạt động và phát triển. Ngành cơ khí, một trong những ngành công nghiệp cốt lõi, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình này, với việc tích hợp các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (Industrial internet of things – IIoT)

1. Tự động hóa và robot công nghệ

Tăng hiệu suất sản xuất: Sự tích hợp của robot và các hệ thống tự động hóa giúp tăng tốc độ và hiệu quả của các quá trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Giảm chi phí lao động: Tự động hóa các quy trình giúp giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công, từ đó giảm chi phí nhân công và tối ưu nguồn lực.

2. Internet vạn vật công nghiệp (IIoT)

Giám sát và quản lý từ xa: IIoT cho phéo kết nối và giám sát các thiết bị và hệ thống cơ khí từ xa, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực và cải thiện khả năng quản lý.

Bảo trì dự đoán: Sử dụng dữ liệu từ các cảm biến IIoT, các hệ thống cơ khí có thể dự đoán và phòng ngừa hư hỏng trước khi chúng xảy ra, giảm thiểu thời gian chết và chi phí sửa chữa.

3. Trí tuệ nhân tạo và học máy

Tối ưu hóa quy trình: AI và học máy có thể phân tích và tối ưu hóa các quy trình sản xuất phức tạp, giúp cải thiện hiệu suất và giảm lãng phí.

Quyết định dựa trên dữ liệu: Các hệ thống AI cung cấp các phân tích và dự báo chính xác, giúp quản lý và ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế và kịp thời.

4. Công nghệ in 3D

Tạo mẫu nhanh: Công nghê in 3D cho phép tạo ra các nguyên mẫu nhanh chóng và chính giác, giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm mới.

Sản xuất tùy chỉnh: Ngành cơ khí có thể sản xuất các chi phí và bộ phận tùy chỉnh với độ phức tạp cao, đáp ứng nhu cầu đặc thù của khách hnfg.

5. Chuỗi cung ứng thông minh

Tối ưu hóa logitics: Các hệ thống cơ khí tự động và thông minh giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tự quản lý kho bãi đến vận chuyển và phân phôi.

Phản ứng linh hoạt: Khả năng theo dõi và phản ứng nhanh chóng với các thay đổi trong chuỗi cung ứng giúp nâng cao hiệu quả và độ tin cậy.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Buy CNC để được hỗ trợ nhanh nhất!

Website: https://buycnc.vn/ 

Fanpage: https://www.facebook.com/BuyCNC.vn 

Email: info.buycnc@gmail.com 

Địa chỉ: Số 285, đường Phúc Lợi, Quận Long Biên,TP Hà Nội